Nhiều người chọn dậy sớm để thành công nhưng cũng không ít người cho rằng thức khuya vẫn thành công như thường. Vậy nên chọn "thức khuya" hay "dậy sớm" và có phải chỉ cần như vậy sẽ thành công?

Khoảng thời gian vàng của 90% doanh nhân thành đạt

Dậy sớm trong khoảng thời gian gần đây không chỉ dừng lại ở việc nên làm mà đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ. Khi dậy sớm hơn những người khác, bạn đang tận dụng thời gian tốt hơn cho cuộc sống của mình. Rất nhiều người nổi tiếng lựa chọn thời gian từ khoảng 4h – 6h sáng để làm những việc quan trọng nhất.

Những nhà văn có thói quen viết vào sáng sớm có thể kể đến như Murakami Haruki ngủ lúc 9h tối và thức dậy lúc 4h sáng để làm việc. Ông cho rằng: "Sự lặp lại, bản thân nó đã là điều rất quan trọng."

Nhà văn Ernest Hemingway quen viết sách từ sáng sớm bắt đầu từ 6h. Kurt Vonnegut - cha đẻ của Chiếc nôi cho mèo con, Mẹ đêm… thường thức dậy lúc 5h30 và kết thúc ngày lúc 22h.

Không chỉ những nhà văn mà 90% doanh nhân thành đạt đều thức dậy trước 6h30 sáng. Tim Cook – CEO Apple bắt đầu công việc lúc 4h30 để lên ý tưởng cho các sản phẩm mới. Mark Zugkerberg chọn thời điểm 6h30 để viết code hàng ngày. Bill Gates cũng ra khỏi nhà vào lúc 6h30.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian sáng sớm mang năng lượng rất tốt. Sau một giấc ngủ sâu, cơ thể được tái tạo, phục hồi. Lúc thức dậy sẽ thấy đầu óc minh mẫn, sáng suốt. Đây được xem là "thời điểm vàng" giúp lên kế hoạch và giải quyết mọi việc khoa học hơn.

Sự tỉnh táo và trí nhớ có thể tăng từ 15% - 30% từ hai tiếng rưỡi đến bốn tiếng sau khi thức dậy. Những người thành công đưa ra lời khuyên rằng, bạn nên dành thời gian để làm những công việc khó khăn và ra quyết định trong khoảng thời gian này.

Nhiều người nổi tiếng còn dành buổi sáng của mình để tập thể dục và thiền định nhằm nâng cao về mặt sức khỏe và sức mạnh tinh thần. Ông Jack Dorsey, giám đốc điều hành các công ty Twitter và Square, luôn có thói quen chạy bộ trong 30 phút vào buổi sáng trước khi đến công ty. Trong khi đó, tỉ phú Jack Bezos lại thường tập thể dục trên máy chạy bộ lúc 6h sáng trước khi đến văn phòng.

 

thuc khuya hay day som dau la con duong thanh cong 1

 

Thức khuya thành công và những vấn đề phải đối mặt

Bên cạnh những người dậy sớm thành công cũng có rất nhiều người thành tựu có thói quen thức khuya. Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến như: tỷ phú Elon Musk, cựu thủ tướng Anh Winston Churchill, Rand Fishkin – CEO Moz, Matt Sweetwood - CEO kiêm chủ tịch của beBee... Họ thường thức đến 1-2h sáng để làm việc và dậy muộn vào sáng hôm sau.

Những người thành công này cho rằng buổi đêm là thời gian não bộ của họ hoạt động tốt nhất, tập trung cao độ nhất. Họ cảm thấy không có vấn đề gì vì cơ thể đã quen với lối sống này, tạo thành nhịp sinh học cố định.

Tôi tin rằng có rất nhiều người trong số chúng ta là những "cú đêm" và có xu hướng dậy rất muộn. Tuy nhiên, với người đi làm đi học theo lịch cố định, bạn sẽ không có đủ thời gian để ngủ bù vào khoảng thiếu hụt cũng như tập thể dục rèn luyện sức khỏe, khi thức dậy thường vô cùng mệt mỏi, uể oải.

Bên cạnh đó, để hình thành thói quen thức khuya, ta phải kéo cơ thể vượt qua ngưỡng buồn ngủ và mệt mỏi sau một ngày dài. Thông thường, ngưỡng cơ thể muốn nghỉ ngơi bắt đầu từ 11h đêm.

Khi bước qua ngưỡng này, cơ thể và đầu óc sẽ hoàn toàn tỉnh táo vì lấy phần năng lượng của hôm sau bù vào, bình thường chúng ta hay gọi "qua giấc". Nếu việc này kéo dài theo thời gian thì sẽ hoàn toàn không có lợi về mặt sức khỏe. Thức khuya khiến con người dễ đối mặt với các chứng giảm trí nhớ, có vấn đề ở dạ dày, tim, đột quỵ, nhanh lão hóa,…

 

thuc khuya hay day som dau la con duong thanh cong 2

 

Thức khuya hay dậy sớm có phải là mấu chốt?

Dậy sớm hay thức khuya là cách để con người có thêm thời gian để sống, làm việc. Đồng thời, đây cũng là cách để tận dụng những thời điểm hiệu quả nhất của tinh thần, não bộ nhằm nâng cao hiệu suất công việc.

Nhưng bạn phải hiểu rằng, thức khuya hay dậy sớm sẽ chẳng có ý nghĩa gì cho thành công của bạn nếu không rèn luyện cho mình khả năng tập trung, kiểm soát thời gian và sắp xếp ưu tiên công việc. Người thành công luôn biết cách để giải quyết công việc một cách tối ưu.

Làm sao có thể thành công khi bạn luôn cố tình tránh né những công việc khó khăn và quan trọng nhất? Không ít người cố gắng để thức khuya hơn, dậy sớm hơn nhưng lại dành hàng giờ cho những việc không phục vụ cho lợi ích bản thân, kéo dài thời gian hoàn thành công việc của mình.

Học theo thói quen sinh hoạt thường ngày của người thành công rất tốt nhưng sẽ hiệu quả hơn khi bạn rèn luyện được cách tư duy và làm việc của họ.

Người đăng: Việt Tí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

BÌNH LUẬN