Có một người đàn ông được gia đình sắp xếp xem mắt một cô gái môn đăng hộ đối, gia cảnh vô cùng phù hợp, chưa kể tới điều kiện cá nhân của người phụ nữ đó cũng không tồi ...

Trong cuộc sống thường có một hiện tượng như vậy: Khi bạn lỡ dậy sớm hơn mọi khi 10 phút, quyết định nhắm mắt nghỉ thêm một chút thôi, thì lúc sau bật dậy nhất định đã muộn giờ cả tiếng đồng hồ.

Hay khi bạn vừa bước ra cửa, nhất định sẽ có chuyện gì đó bất ngờ xảy ra để trì hoãn chuyến đi, vì vậy bạn lỡ xe.

Hoặc như cả năm chấm công đúng giờ, chỉ lỡ một hôm nào bạn dậy trễ, đi làm nhất định sẽ tắc đường, thế là đến cả thời gian ăn sáng cũng không có, vừa đi muộn vừa vác bụng đói đến công ty thì phát hiện sếp đang kiểm tra công việc.

Và thế là bạn than thở như một thói quen: "Đen đủi thế không biết!"

Có vẻ như một vài phút trễ giờ không để lại bất kỳ tác động nghiêm trọng nào vào thời điểm đó, cho nên, dù gặp vô số lần như vậy đi chăng nữa, chúng ta cũng chỉ thản nhiên bỏ qua.

Thế nhưng, thật sự mỗi phút trôi qua, bạn đều đang đánh mất vô số cơ hội có thể đạt được.

Ví dụ như, lỡ mất một chuyến xe có thể khiến bạn không gặp được người cần gặp; không kịp báo cáo công việc với lãnh đạo có thể khiến cơ hội thăng chức của bạn bay xa.

Và khi việc chậm trễ đã trở thành một thói quen, bạn sẽ gắn liền với cái mác "trì trệ", hậu quả dẫn tới còn nghiêm trọng hơn nhiều lần trong cả sự nghiệp lẫn đời sống.

day som hon 10 phut 2

Có một người đàn ông được gia đình sắp xếp xem mắt một cô gái môn đăng hộ đối, gia cảnh vô cùng phù hợp, chưa kể tới điều kiện cá nhân của người phụ nữ đó cũng không tồi.

Vì buổi gặp mặt lần đầu tiên, người đàn ông này vô cùng để ý ngoại hình của mình. Anh ta cẩn thận thử mấy bộ quần áo, là lượt chải chuốt phẳng phiu từ đầu tới chân. Trên đường đi còn dừng lại mua một bó hoa tươi đẹp đẽ định bụng tặng cho đối phương.

Thế nhưng, hôm ấy đường phố vô cùng đông đúc và tắc nghẽn một đoạn nên khi đến nơi, anh ta lại đi trễ mười phút.

Cô gái hỏi anh ta rất lạnh lùng: "Điều gì khiến anh đến muộn?"

Người đàn ông giải thích: "Xin lỗi cô, không ngờ hôm nay đường lại tắc như thế. Bình thường giờ này vốn không có nhiều xe như thế".

Đối phương chỉ im lặng gật đầu và uống cà phê. Sau đôi ba câu trò chuyện, cô thẳng thừng từ chối đề nghị làm quen của anh chàng, đứng dậy định ra về. Người đàn ông bật dậy ngăn cản: "Tại sao chứ? Chẳng lẽ chỉ vì lúc nãy tôi đến muộn?"

Người phụ nữ nói: "Là vì tôi đã đến từ một giờ trước, thế là đủ rồi".

Người đàn ông tức tối lẩm bẩm: "Không phải chỉ trễ vài phút thôi sao, có cần thiết phải thái độ vậy không?".

Người phụ nữ đáp: "Tôi thấy rất cần”.

Rõ ràng chúng ta có thể thấy rằng, cho dù vài phút đồng hồ chưa chắc đã để lại ấn tượng đậm sâu nào, nhưng chỉ riêng hành động trễ giờ đã khiến anh ta mất điểm nghiêm trọng trong mắt người đối diện.

Đó không phải vấn đề khó tính hay không, mà nằm ở vấn đề văn minh lịch sự, cũng như nguyên tắc và kỷ luật.

Khi bạn trông chờ và đánh giá cao cuộc gặp với anh ta, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng trước cả giờ đồng hồ để dự phòng mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Vậy mà đối phương lại hành động hoàn toàn trái ngược.

Chứng tỏ sự tồn tại của mối quan hệ này đối với anh ta cũng không quan trọng đến thế. Ngay từ điểm xuất phát đã không dành cho nhau đủ sự tôn trọng, không thể hiện được nguyên tắc của chính mình, thì sau này lại càng khó phát triển lâu dài hơn.

Dù là với bất cứ lý do gì, thì hành vi trễ giờ cũng đại biểu cho sự bất lịch sự và thiếu tôn trọng dành cho đối phương.

Không chỉ trong đời sống, mà chính môi trường làm việc cũng là nơi khảo nghiệm nguyên tắc và kỷ luật của một người nhiều hơn bao giờ hết.

Thói quen đúng và trễ giờ của một nhân viên cũng phần nào thể hiện điều đó trong mắt của nhà lãnh đạo.

day som hon 10 phut 1

Một nhân viên nam mới được thuyên chuyển chức vụ tới trụ sở chính chỉ vài tháng trước đã một lần nữa được đề bạt thăng chức lên vị trí quản lý.

Khi mọi người hỏi bí quyết anh chàng may mắn "lọt vào mắt xanh" của sếp như thế nào, anh ta chỉ thản nhiên kể về quãng đường đi làm của mình. Nơi anh sống cách xa công ty và không có trạm tàu điện ngầm nào xung quanh cả.

Do đó, để đến công ty, anh ta chỉ có thể bắt xe buýt. Mà buổi sáng luôn là giờ cao điểm rất đông đúc tại các bến xe buýt nên nếu chỉ ra đúng giờ, anh ta có thể mất tới cả tiếng đồng hồ mới tới được chỗ làm.

Để đảm bảo bản thân không bị muộn giờ làm, ngày nào anh ta cũng thức dậy sớm 10 phút, ăn sáng sớm 10 phút và ra cửa sớm hơn 10 phút so với dự định, sau đó đến công ty trước khi bắt đầu giờ làm 30 phút.

Chính vì đến sớm hơn mọi người, anh ta cũng bắt đầu làm việc sớm hơn.

Khi các đồng nghiệp kéo tới, vừa pha cà phê vừa ăn sáng, anh đã tập trung hoàn thành một phần nhiệm vụ, do đó công tác của anh lúc nào cũng báo cáo với lãnh đạo sớm nhất, trong tình trạng chỉn chu và tỉ mỉ nhất. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sau 1 thời gian, sếp bắt đầu trọng dụng và giao cho anh ta những dự án quan trọng hơn để thể hiện năng lực, kiếm được cơ hội thăng tiến.

Có thể thấy rằng, khi tất cả mọi thứ được đẩy nhanh hơn dù chỉ 10 phút ngắn ngủi, rất nhiều chuyện có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Chúng ta có thêm 600 giây như một bước đệm, là khoảng thời gian để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra, cũng là lúc tối ưu hóa cuộc sống cho mọi việc.

Chính điều đó sẽ vô hình chung tạo cho người khác một ấn tượng chu toàn và tốt đẹp hơn. Họ nhìn thấy sự chân thành và kỷ luật của chính bạn, từ đó đồng ý trao cho bạn cơ hội để tối ưu hóa cuộc sống của mình.

Người đăng: Việt Tí

Nguồn: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

BÌNH LUẬN