Trải qua hàng ngàn năm, câu chuyện về những chiếc chén vẫn mang bài học sâu sắc, giúp con người biết sống một cách có điều độ và kiềm chế lòng tham.

Chén Pythagoras

Chén Pythagoras, còn được gọi là chén Điều độ, là chiếc chén đặc biệt của nhà toán học, triết học vĩ đại Hy Lạp Pythagoras, được biết đến có thể giúp con người kiềm chế lòng tham và muốn uống say cũng không dễ.

Theo Ancient Origins, chén của Pythagoras thoạt nhìn giống như những chiếc chén hay cốc bình thường. Nhưng nó thực tế lại là thiết bị được sắp xếp một cách khéo léo nhằm kiểm soát lượng chất lỏng bên trong.

Một số người khác đồn đoán rằng thiết bị này để dạy cho con người bài học về lòng tham.

Theo truyền thuyết Hy Lạp, nhà triết học Pythagoras đã phát minh ra chiếc chén đặc biệt này để giám sát một nhóm công nhân thi công một công trình cung cấp nước trên đảo Samos.

Nhằm ngăn không cho nhóm công nhân uống quá nhiều rượu, ảnh hưởng đến tiến độ công việc, Pythagoras dùng tới chiếc chén này, khiến lòng tham của họ tan biến.

Nếu những công nhân rót rượu quá vạch chỉ định thì lượng rượu trong chén cũng sẽ cạn hết.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động đặc biệt của chiếc chén khiến những người ngay cả muốn uống say cũng khó.

bai hoc tu nhung chiec chen co 1

Theo đó, chiếc chén có một ống Siphon (ống xả) có hình dạng chữ u lộn ngược, được che giấu một cách khéo léo ở giữa. Ống thông ra ngoài được đặt bên dưới đáy chén.

Khi chất lỏng hoặc rượu chỉ dừng ở mức giới hạn nhất định, không có chuyện gì xảy ra. Ngược lại, nếu chất lỏng bị đổ vào vượt quá vạch giới hạn thì nó sẽ bị đẩy ngược qua ống Siphon và thoát hết ra ngoài.

Trải qua hàng ngàn năm, câu chuyện về chiếc chén Pythagoras vẫn mang bài học sâu sắc, giúp con người biết sống một cách có điều độ và kiềm chế lòng tham.

Ngày nay, người ta cũng ứng dụng cơ chế hoạt động của chén Pythagoras vào các thiết bị dùng nước được đặt trong nhà vệ sinh hoặc phòng tắm. Nước sẽ tự động xả hết trong bồn rửa khi vượt quá giới hạn.

Chén Khổng Tử

Chén Khổng Tử, "chén tham thì thâm" hay "chén tám phần" có cùng nguyên lý hoạt động như trên nhưng lại có nguồn gốc từ phương Đông.

Theo truyền thuyết, Khổng Tử một lần đi qua một vùng hoang mạc, đang đói khát, gặp một ông lão dẫn đến một cái ao nước nguội và đưa cho ông một chiếc chén. Khổng Tử múc nước uống nhưng mỗi lần múc đầy, nước trong chén lại biến mất hoàn toàn. Cuối cùng, Khổng Tử phát hiện ra đáy của chiếc chén có một lỗ nhỏ, và khi nước trong chén đầy quá thì nước sẽ tràn ra ngoài qua lỗ này.

Sau khi nhiều lần cố gắng bít lỗ nhưng không thành, Khổng Tử đã hiểu rằng muốn giữ nước trong chén, không thể múc đầy. Chính từ sự việc này, Khổng Tử đã đề xuất triết lý Trung Dung, về việc giữ cho tâm trạng luôn ở trong tình trạng cân bằng. Sống theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để trở thành người quân tử.

Chiếc chén đã cứu Khổng Tử khỏi cảnh đói khát và trở thành một biểu tượng của ông, sau này được gọi là "Chén Khổng Tử" và trở thành một truyền thuyết.

Qua cái chén Khổng Tử, câu chuyện về đạo làm người, về cách giữ mình trước những cám dỗ của cuộc sống luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

bai hoc tu nhung chiec chen co 2

Người đăng: Việt Tí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

BÌNH LUẬN